Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?- Lưu ý không nên bỏ qua

    1. 2,070

    Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Đây có lẽ là câu hỏi nhận đươc rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau và cũng là nỗi băn khoăn của nhiều khách hàng khi muốn sơn sửa lại nhà, sơn lại nhà cho đẹp. Để có lời giải đáp chính xác và chi tiết nhất, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ sơn lâu năm, hy vọng sẽ giúp bạn có thể đưa ra quyết định có hoặc không sơn lót khi sơn lại nhà và những lưu ý khi sơn lại nhà cũ hiệu quả nhất.

    sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không

    Sơn lại nhà cũ có cần phải sơn lót không?- Chuyên gia giải đáp

    Sơn lót là gì?

    Sơn lót hay còn gọi là sơn lót kháng kiềm là lớp sơn đầu tiên được sơn trực tiếp lên bề mặt cần sơn nhằm tăng khả năng kết dính giữa bề mặt và lớp sơn phủ, bảo vệ cho lớp sơn phủ và giúp cho màng sơn mịn, đều và đẹp hơn,  tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình. Sơn lót có 2 loại: sơn lót nội thất và sơn lót ngoại thất.

    Vai trò của sơn lót trong công trình xây dựng

    Thực chất chúng ta không bắt buộc phải dùng sơn lót trong quá trình thi công. Tuy nhiên, việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác hại ngay lúc đó nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ.

    Ngoài ra, nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, bằng chứng là màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót lại rẻ hơn sơn phủ nên hệ thống có sử dụng sơn lót bao giờ cũng kinh tế hơn.

    Với những lý do trên, sơn lót thực sự rất quan trọng và không thể thiếu trong sơn nhà. Hơn nữa, sử dụng sơn lót sẽ mang lại lợi ích như:

    • Sơn lót giống như là băng dính 2 mặt có tác dụng gắn kết lớp sơn phủ với bề mặt thì công. Nó có độ bám dính rất cao sẽ bám chặt vào bề mặt thi công và tạo nền để cho sơn màu bám vào.
    • Tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ.
    • Nó có khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng…)
    • Sơn lót có công dụng đặc biệt trong việc chống thấm cho bề mặt tường.
    • Tăng độ bóng, mịn và giúp cho màng sơn phủ không bị loang màu.
    • Tăng tuổi thọ của công trình, tiết kiệm chi phí cho người dùng.
    • Một số lọai sơn lót còn giúp ngăn chặn những vết bẩn và rêu mốc xuyên qua.

    Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?

    Với rất nhiều những vai trò quan trọng mà sơn lót mang lại cho công trình, thì không có lý do gì bạn lại không sử dụng chúng để bảo vệ tường nhà một cách tuyệt đối nhất. Đối với tường còn mới, đẹp, lớp trát cũng như lớp sơn cũ còn rất chắc chắn và không bị bong tróc nhiều. Thì để tiết kiệm chi phí ta có thể bỏ qua lớp sơn lót cũng không có vấn đề gì. Nhưng đối tường nhà quá cũ và bong tróc nhiều thì bắt buộc phải dùng sơn lót. Tường bong tróc nhiều thì sẽ phải bả vá xử lý bề mặt nhiều mà đã có bả thì phải có sơn lót mới bám dính tốt được. Nó sẽ giúp cho màu chỗ tường bả và không bả đều nhau.

    Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng theo kinh nghiệm của các chuyên gia sơn và sửa chữa nhà tại MUA BÁN SƠN thì câu trả lời là dù thi công tường mới hay tường cũ thì cũng đều cần dùng sơn lót. Vì chúng chính là sợi dây liên kết giúp lớp sơn phủ bám chắc hơn vế bề mặt tạo nên sự bền bỉ và màu sắc mịn màng theo thời gian. Đặc biệt đối với những bức tường cũ được sơn lại thì càng cần hơn nữa những lớp sơn lót. Lời khuyên dành cho các bạn là nên sử dụng sơn lót hai lớp rồi mới dùng đến sơn phủ. Vì như vậy mới có thể làm đều màu, mịn màng và xử lý tốt bề mặt tường cũ trước khi tiến hành lăn sơn.

    Những lưu ý khi sử dụng sơn lót trong thi công

    Để có thể sở hữu một lớp sơn lót tường tốt, chất lượng bạn cần lưu ý một số điều khi sơn lót tường sau:

    1. Chọn sơn lót tốt, chất lượng

    Dù rằng đó là một quá trình nhỏ nhưng bạn cũng nên đầu tư cho nó tốt nhất. Lớp sơn lót này sẽ giúp bạn bảo vệ tốt lớp sơn chính trong việc chống thấm, chống ẩm. Nếu như bạn chọn tìm mua loại kém chất lượng thì sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn bên ngoài, xuất hiện nhiều chổ ẩm, mốc gây mất thẩm mỹ cho căn nhà của bạn, sẽ gây tốn kém thêm chi phí sơn sửa sau này.

    2. Chọn sơn lót phù hợp với sơn phủ

    Hầu như sơn phủ đều phù hợp với sơn lót, không những thế có một số loại sơn phủ lại đòi hỏi sơn lót riêng biệt. Bạn nên tham khảo và chú ý lắng nghe tư vấn của nhân viên lúc quyết định chọn sơn lót và sơn phủ, tốt nhất nên mua cả hai loại sơn cùng lúc để thuận tiện kiểm tra, đánh giá khả năng tương thích của chúng.

    3. Nên chọn sơn lót có khả năng chống vi khuẩn, nấm mốc, rong rêu

    Nước ta sở hữu khí hậu nhiệt đới gió mùa với khí hậu nóng, ẩm, đa số mưa quanh năm. Vì lẽ ấy vi khuẩn, nấm mốc, rong rêu rất dễ phát triển mạnh trên các bề mặt tường, nhất là phía tường bên ngoài chịu tác động trực tiếp với môi trường, thời tiết. Để giúp lớp tường bên ngoài được bền, đẹp bạn nên trang bị một lớp áo giáp cho chúng bằng cách chọn sơn lót tường có khả năng chống được các tác nhân bên trên.

    4. Chọn con lăn sơn phù hợp

    Vì là lớp sơn lót nên đa số thường thi công cẩu thả, sử dụng lăn sơn quá dài nhằm tiết kiệm thời gian. Thế nhưng, để có được lớp sơn lót chất lượng, bền bỉ bạn nên chọn con lăn vừa phải, lông con lăn không được quá dài để phủ sơn được đều đặn và lớp sơn bám tốt hơn trên bề mặt.

    5. Không dùng sơn trắng thay thế sơn lót

    Nhiều người lầm tưởng thường sử dụng sơn trắng để thay thế sơn lót. Tuy nhiên sơn trắng không hề có các tác dụng kháng kiềm, chống thấm, ….như sơn lót nên việc dùng sơn trắng sẽ không giúp bạn bảo vệ được tốt lớp sơn phủ của mình. Bạn chỉ nên dùng sơn trắng thay thế sơn lót lúc bạn muốn sơn một lớp sơn phủ mới.

    6. Không sử dụng sơn lót nội thất để thi công tường ngoại thất:

    Bởi sơn lót ngoại thất có tính năng vượt trội hơn sơn nội thất, tính cách nhiệt, chống nóng và khả năng bảo vệ tường khỏi tác động từ môi trường cao hơn. Do vậy, sử dụng sơn nội thất thay ngoại thất thì không đảm bảo chất lượng công trình và độ bền của sơn.

    7. Khi thi công sơn lót bạn cũng cần lưu ý:

    • Bề mặt thi công sơn lót phải sạch, khô và đảm bảo độ mịn. Tẩy sạch các lớp sơn cũ, rêu mốc, bụi bẩn.
    • Pha sơn với nước sạch theo tỷ lệ tối đa 10%. Pha nước đúng tỷ lệ để đảm bảo tính năng sản phẩm & chất lượng màng sơn hoàn thiện.
    • Nếu trét bột thì thi công sơn lót sau khi trét bột ít nhất 7 ngày.

    Trên đây là những thông tin hữu ích về sơn lót và những lợi ích mà sơn lót mang lại giúp bạn giải đáp thắc mắc sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không? Mọi thắc mắc về quy trình sơn lót, giá sơn lót bao nhiêu? hay sơn lót loại nào tốt nhất? hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí và báo giá nhanh nhất!

    Thông tin liên quan