Tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà chuẩn đẹp trên từng milimet

    1. 2,863

    Trong những thắc mắc của khách hàng gửi đến cho chúng tôi, phần lớn là quan tâm đến cách thi công sơn nhà chuẩn đẹp, hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo chất lượng công trình. Hiểu được điều này, chúng tôi sẽ tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà chuẩn nhất, đảm bảo vừa dễ làm nhanh gọn mà đạt kết quả cao. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    Các bước cơ bản trong quy trình thi công sơn nhà

    Trong phần tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà của chúng tôi, các bạn sẽ được tìm hiểu các bước trong quy trình sơn đảm bảo đúng kỹ thuật và chất lượng nhất. 

    Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi sơn nhà

    Tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà để lớp sơn phủ hoàn thiện đạt được hiệu quả tốt nhất bước chuẩn bị bề mặt thi công rất quan trọng. Kiểm tra và tiến hành chống thấm cho tất cả các bề mặt thi công. Nhất là những bề mặt ngoại thất, phải được xử lý thật kỹ từ hai mặt. Tường được xây tô xong sau 21 ngày mới tiến hành thi công sơn. Bề mặt thi công phải đảm bảo sạch không còn bụi bẩn, dầu mỡ, rong rêu, bụi phấn… làm giảm độ bám dính của màng sơn là lưu ý cần nhớ khi chúng tôi tư vấn thi công sơn cho khách hàng.

    Còn một điều bạn hết sức lưu ý trong phần tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà của chúng tôi là độ ẩm của tường không quá 15%, vì nếu như độ ẩm cao sẽ gây ra sự xuống cấp của màng sơn nhanh chóng như bong tróc, màu sắc loang lỗ,  phồng rộp, trong kỹ thuật gọi là hiện tượng cháy kiềm. Bề mặt thi công phải đạt được độ bằng phẳng cần thiết. Nên nhớ lớp trét mastic dày quá 3mm sẽ dẫn đến hiện tượng nứt, bong tróc.
    lựa chọn sơn nhà màu gì đẹp

    Bước 2: Lựa chọn màu sắc thích hợp để sơn nhà

    Tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà cần phải có phần chọn màu sắc sơn thích hợp. Màu sắc của sơn gồm một số màu gốc, cùng với hàng ngàn màu khác do pha chế từ màu gốc mà ra. Tất cả các hãng sơn hiện nay trên thị trường đều đáp ứng được bảng màu để gia chủ lựa chọn. Màu thực tế tùy thuộc vào chất lượng sơn, và hệ thống sơn. Màu trên lý thuyết của các hãng cơ bản giống nhau.

    Tư vấn thi công sơn bật mí, sơn có nhiều thương hiệu, chủng loại, nhưng phần lớn là sơn gốc nước. Bạn cần xác định được tông màu trang trí để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm sơn. Các màu sắc pha chế giá cả cao hơn màu gốc nhưng không quá lớn vì thế các bạn có thể an tâm lựa chọn.

    Bước 3: Thi công sơn nhà chuẩn đẹp nhất

    Tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà qua các công đoạn trong phần thi công khá quan trọng. Vì chất lượng công trình đẹp hay xấu 70% quyết định ở bước này.

    Cụ thể bạn cần phải thực hiện các công đoạn sau: 

    – Bã matit làm phẳng bề mặt: Bạn cần lựa chọn bột trét có độ bám dính tốt, độ che phủ cao, có khả năng kháng kiềm thì càng tốt. Nếu như dùng bột trét chất lượng thấp ảnh hưởng đến độ bền, tiến độ thi công. Có thể bã một lớp hay 2 lớp tùy thuộc vào bạn.

    – Thi công sơn lót: Khi tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà, chúng tôi vẫn luôn khuyên các bạn cần phải sử dụng sơn lót cho công trình. Vì nếu không có sơn lót lớp sơn phủ sẽ bị yếu đi rất nhiều độ bền giảm và tính thẩm mỹ cũng sẽ không cao. Đặc biệt khi sử dụng sơn lót, các bạn nên lựa chọn những sản phẩm có tác dụng ngăn ẩm, chống thấm, chống nấm mốc, rong rêu, ngăn kiềm. Bạn có thể thi công sơn lót 1-2 lớp tùy theo quyết định của mình.  

    Tư vấn thi công sơn nhắc bạn nhớ rằng sơn lót không chỉ tăng khả năng chống kiềm và tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường mà còn là sợi dây liên kết tạo mối gắn kết chặt chẽ giữa sơn phủ và bề mặt thi công. Nhờ vậy sơn nhà đẹp hơn, bền hơn cũng nhờ 1 phần vào dòng sơn lót bạn dùng và thi công trên công trình. 

    – Thi công sơn phủ: Những kiến thức tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà mà chúng tôi bật mí cho các bạn bao gồm cả việc bạn chọn sơn phủ của hãng nào và thi công ra làm sao. Tốt hơn hết bạn nên lựa chọn những sản phẩm sơn phủ của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, và thi công 2 lớp để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất. Bạn thi công sơn phủ bằng rulo, chổi, cọ hoặc súng phun, tùy theo diện tích nhỏ hay lớn và cần độ tỉ mỉ hay là không…. 

    Bước 4: Dặm vá và sơn nhà lại khi bị bong trót

    Không phải chỉ cần thi công sơn phủ là hoàn tất đâu nhé các bạn. Tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà chúng tôi vẫn luôn nhắc nhở các bạn bước dặm vá và sơn lại sao cho đảm bảo uy tín. Cẩn phải tiến hành dặm vá với các lưu ý sau:

    – Kiểm tra đúng mã số màu sơn.

    – Lăn sơn đều và nhẹ tay, tán đều sơn xung quanh miếng dặm vá.

    – Lưu ý dù dặm vá kỹ thế nào thì vết dặm vá vẫn có một chút khác biệt nhỏ. Sự khác biệt này dễ thấy nhất khi nhìn nghiêng hoặc dưới ánh đèn. 

    – Tuyệt đối tránh dặm vá với các loại sơn bóng.

    – Để thi công tối ưu, chỉ nên sơn công trình với 1 lớp phủ. Sau khi hoàn tất việc lắp đèn, điện, cửa… thì mới tiến hành sơn nước thứ 2.

    – Những vị trí tường mà lớp sơn cũ bị bong tróc, bị ngấm ẩm phải xả bỏ lớp bột cũ, làm vệ sinh bề mặt và trét lại bột.

    4 nguyên tắc vàng để thi công sơn hoàn hảo

    kỹ thuật thi công sơn nhà đẹp
    Để sở hữu lớp sơn thi công hoàn thiện đẹp trên từng milimet, ngoài các bước thi công kể trên, các bạn cần phải lưu ý 4 nguyên tắc quan trọng dưới đây. Đây cũng là phần kết tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà mà chúng tôi muốn bật mí cho các bạn. 

    – Bề mặt bột trét có nhiều vết xước các vết xước này sẽ không thể khắc phục được bằng các lớp sơn. Ngay sau khi lớp bột trét khô các bạn nên tiến hành xả nhám càng sớm nhất có thể vì để càng lâu ngoài không khí lớp bột sẽ có xu hướng cứng & khó xả. Có thể kết hợp nhiều loại giấy nhám trong quá trình xả nhám. Giấy nhám thô để “phá” bề mặt bột. Còn giấy nhám mịn là sử dụng để hoàn thiện công việc xả nhám.

    – Những lỗ chân chim xuất hiện sau khi xả nhám và thi công sơn là do bề mặt bột bị nổi bọt trong quá trình thi công. Đặc biệt, những lỗ chân chim này không phát hiện được trong quá trình xả nhám sau khi đã thi công sơn thì mới phát hiện ra. Tường nên để khô hoàn toàn, đạt độ ẩm dưới 16%. Sau khi trộn cần để yên khoảng 10 phút mới nên trét lên tường. Tư vấn thi công sơn cần quan sát & xử lý kỹ vấn đề này trong quá trình trét bột. Đừng quên kiểm tra lần cuối sau khi sơn lót & trước khi thi công sơn phủ tránh để sai sót. 

    – Bong tróc sơn do sử dụng bột trét kém chất lượng.  

    – Bột trét không có khả năng chống hiện tượng nứt tường từ lớp hồ vữa.

    – Công tác tưới nước giữ ẩm lớp hồ vữa trong những ngày đầu sau khi tô hồ là hết sức quan trọng. Đây cũng là lưu ý mà khi tư vấn kỹ thuật thi công sơn nhà chúng tôi cần các bạn ghi nhớ. Ngoài ra, việc để tường khô từ 21-28 ngày trong điều kiện thời tiết khô ráo sau khi tô hồ cũng sẽ giúp lớp hồ vữa trở nên ổn định ít gây rạn nứt.

    – Đối với bề mặt tường cần sơn lại nhưng xảy ra tình trạng nứt, cần trét khe nứt mới tiếp tục tiến hành xử lý bề mặt và sơn lại công trình. 

    Thông tin liên quan