Sơn tĩnh điện là gì? Quy trình thi công sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật nhất

    1. 1,182

    Xã hội ngày nay phát triển rất nhanh chóng, nhu cầu của con người cũng ngày càng được nâng cao. Các công trình xây dựng đòi hỏi này một khắt khe hơn về các chỉ số an toàn, chất lượng và thẩm mỹ. Vì vậy đã có rất nhiều dự án công trình như nhà xưởng, nhà máy,… đã chọn dòng sơn tĩnh điện để thi công các công trình chất lượng đó. Vậy liệu bạn có biết sơn tĩnh điện là gì? Ưu điểm của chúng như thế nào? Quy trình thi công có gì khác hơn so với những loại sơn tường thông thường khác. Hôm nay MUA BÁN SƠN sẽ giúp bạn giải quyết hết những thắc mắc đó.

    Sơn tĩnh điện là gì?

    Sơn tĩnh điện hay còn gọi là sơn epoxy chống tĩnh điện là dòng sơn chứa 2 thành phần, có tác dụng loại bỏ điện tích trong trường hợp sàn bị nhiễm tĩnh điện hoặc phóng điện do trong quá trình hoạt động, ma sát tạo ra nhằm hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ hay hỏa hoạn khi gặp các tia lửa.

    Sở hữu lớp phủ chuyên dụng có tác dụng chống tĩnh điện rất phù hợp với các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan đến công nghiệp điện.Bề mặt sàn sạch sẽ, bằng phẳng, nhẵn mịn, có tính cơ học cao luôn được giữ ổn định và đặc biệt mức độ kháng hóa chất cực kì cao.

    Nguyên lý hoạt động sơn tĩnh điện

    Phân tán và triệt tiêu điện tích là các yếu tố chính trong nguyên lý hoạt động của sơn chống tĩnh điện epoxy:

    Đầu tiên là phân tán hay là khả năng chia nhỏ các phần điện tích để trung hòa chúng. Khi mặt sàn bị nhiễm điện chúng sẽ được thẩm thấu qua các lớp sơn để xử lý tĩnh điện và dẫn xuống đất bằng các đường dây đồng. Vì thế tình trạng phóng điện, nhiễm điện sẽ không còn xảy ra nữa.

    Triệt tiêu điện tích hay xảy ra ở phần bề mặt sàn, thường sẽ sở hữu 1 lớp sơn có điện trở cao hơn có tác dụng, nhiệm vụ chính đó là kiểm soát, cân bằng các loại điện tích được tạo ra do ma sát trong quá trình hoạt động của các loại máy móc hoặc do con người.

    Những ưu điểm bạn cần chú ý của dòng sơn tĩnh điện này

    Sơn tĩnh điện được cho là giải pháp rất hoàn hảo trong việc triệt tiêu và phân tán các điện tích được tích tụ trên các bề mặt sàn, bề mặt tường. Có như vậy mới có thể hạn chế tối đa các nguy hiểm tiềm ẩn xảy ra trong quá trình làm việc tại các nhà máy xí nghiệp do các loại ma sát. Sau đây chúng tôi sẽ kể ra cho mọi người các ưu điểm nổi bật của dòng sơn này:

    • Chống các tia lửa điện, hạn chế ít nhất các trường hợp cháy nổ.
    • Chất lượng tốt, bền bỉ.
    • Kiểm soát tĩnh điện hiệu quả.
    • Tính thẩm mỹ cao, mặt sơn nhẵn mịn, lau chùi dễ dàng.
    • Tiết kiệm các chi phí phát sinh về điện năng.
    • Đạt chuẩn các tiêu chí về chất lượng và an toàn như ESD, JIS,…
    • Chống bị oxy hóa và mài mòn bởi các loại hóa chất và các tác nhân xấu của môi trường, con người.
    • Không chịu các tác động từ độ ẩm, nhiệt độ.
    • Độ dày lớn, tăng cường liên kết cho mặt sàn của các công trình thi công nhằm tăng tuổi thọ.
    Sơn tĩnh điện là gì

    Ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện

    Cách sơn tĩnh điện hiệu quả, đúng kỹ thuật

    Có nhiều ưu điểm là thế nhưng nếu bạn không biết cách sơn tĩnh điện đúng kỹ thuật, bạn sẽ không đạt được kết quả cao như mong đợi. Vì vậy trước khi bắt đầu tiến hành thi công, bạn phải nghiên cứu kỹ cách sơn sao cho đúng quy trình. Dưới đây là cách sơn đúng kỹ thuật mà bạn nên lưu ý:

    • Bước 1: Dùng các thiết bị đặc dụng để thực hiện mài mặt sàn, tạo nhám bề mặt.
    • Bước 2: Sử dụng loại máy hút bụi công nghiệp có công suất lớn để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn, hóa chất bằng dung môi.
    • Bước 3: Thực hiện một lớp sơn lót nhằm đảm bảo độ cứng cáp cho mặt sàn, đồng thời cũng nâng cao khả năng bám dính giữa các lớp sơn tĩnh điện với mặt sàn.
    • Bước 4: Kiểm tra thêm lần nữa các khuyết điểm xuất hiện trên mặt sàn nếu có để thực hiện xử lý, bả vá.
    • Bước 5: Xây dựng hệ thống các loại dây dẫn bằng đồng nối trực tiếp xuống đất để đưa các điện tích xuống đất.
    • Bước 6: Thi công sơn lớp sơn chống tĩnh điện lần 1.
    • Bước 7: Khi sơn khô thực hiện các biện pháp kiểm tra, chà ráp và vệ sinh các bụi bẩn còn vương vãi.
    • Bước 8: Thi công lớp sơn tĩnh điện lần 2.
    • Bước 9: Kiểm tra, tính toán, đo đạc các chỉ số điện trở.
    • Bước 10: Nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

    Hệ thống bảng màu sơn tĩnh điện

    Tính đến nay thì hiện tại bảng mã màu sơn tĩnh điện đã có hơn 1000 màu sơn có sẵn. Hơn 1000 màu sơn đó được phân chia thành các loại với độ bóng khác nhau tạo ra nhiều cấp độ dễ nhận thấy khi quan sát bằng mắt thường. Để các quý khách hàng tiện theo dõi MUA BÁN SƠN chúng tôi đã tổng hợp lại các màu sơn để các bạn có thể tham khảo.
    Bảng màu sơn tĩnh điện mới nhất

    Bảng giá sơn tĩnh điện mới nhất

    Là một sản phẩm đang được rất nhiều người quan tâm, không những về chất lượng mà còn về giá cả thị trường. Hiểu được tâm lý đó chúng tôi đã tổng hợp bảng giá sơn tĩnh điện. Dưới đây là bảng giá chi tiết mà đại lý phân phối MUA BÁN SƠN chúng tôi đã làm sẵn mời quý khách hàng xem qua.

    Nhìn chung hệ thống sơn tĩnh điện đã và đang rất phát triển nhằm tạo nên sự đa dạng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như màu sắc cho nhiều sản phẩm thuộc các ngành khác nhau. Chính vì thế, mà sự thay thế và phát triển như vũ bão của dòng sơn tĩnh điện không phải là điều quá ngạc nhiên đối với mọi người. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn.

    Thông tin liên quan