Tóm tắt nội dung
Sơn phủ gầm được biết đến với công dụng bảo vệ gầm xe tránh khỏi một số những tác động xấu trong quá trình vận hành xe và có thể giảm tiếng ồn. Điều này có thực sự đúng k? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về sơn phủ gầm xe ô tô là gì? Có cần thiết sử dụng không? Sơn phù gầm loại nào tốt nhất hiện nay? giúp bạn có được lựa chọn đúng đắn nhất.
Sơn phủ gầm xe ô tô là gì?
Sơn phủ gầm ôtô là một hỗn hợp dung môi dạng sệt có các thành phần gốc nhựa tổng hợp hay cao su non, dùng để phun lên gầm xe như một lớp chất bảo vệ chuyên dụng. Chất phủ gầm được phun xịt vào toàn bộ khu vực khung sườn của xe ô tô . Lớp sơn đặc biệt này có tác dụng bảo vệ gầm xe tránh khỏi những nhân tố gây hại từ môi trường bên ngoài, giúp vệ sinh gầm xe dễ dàng hơn, tăng vẻ thẩm mỹ, bảo vệ xe một cách hiệu quả và chống lại các tác nhân gây hại, tăng tuổi thọ gầm xe, đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ cách âm, cách nhiệt cho xe.
Tác dụng của sơn phủ gầm xe ô tô đó là:
- Chống rỉ sét, chống nước mặn cho các chi tiết dưới gầm xe
- Chống đá văng, chống nước ngấm vào gầm xe
- Giảm tiếng ồn cho xe ô tô khi di chuyển và các tác nhân gây ồn từ bên ngoài gây nên.
- Bảo vệ tuổi thọ cho xe
- Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
- Sơn phủ gầm ô tô làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ bền lâu hơn, tăng giá trị cho xe ngay cả khi bạn muốn chuyển nhượng.
Sơn phủ gầm ô tô có cần thiết không?
Như chúng ta đã biết, trong các bộ phận của ô tô thì gầm xe là vị trí thường xuyên phải chịu các tác động từ môi trường bên ngoài. Hơn nữa, gầm xe ô tô lại chủ yếu được chế tạo từ kim loại. Việc khi di chuyển trên đường nhiều, gầm xe phải luôn phải chịu sự va đập và tiếp xúc của các loại đất, cát, sỏi, bùn lầy, nước bẩn,… Những tạp chất này không chỉ khiến gầm xe bị bẩn, bị trầy xước, biến dạng, các kim loại nhanh xuống cấp dẫn đến rỉ sét, ăn mòn,…làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ và cấu trúc gầm, gây ảnh hưởng đến các bộ phận máy móc khác.
Khi gầm xe bị xuống cấp, để khắc phục được sẽ gây tốn kém rất nhiều về chi phí. Tuy nhiên, giờ đây các chủ xe không cần phải quá lo lắng về vấn đề này bởi đã có công nghệ sơn phủ gầm ô tô mới. Phủ gầm ô tô hoàn toàn không gây hại cho xe mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Đây thực sự là lựa chọn rất đáng tiền để các chủ xe cân nhắc sử dụng cho xế yêu của mình.
Hiện nay, hầu hết các xe ô tô trước khi xuất xưởng đến tay người dùng đều được nhà sản xuất tính toán sơn phủ chống gỉ để bảo vệ gầm ô tô. Tuy nhiên, với các dòng xe phổ thông, nhất là xe giá rẻ thì chất lượng lớp sơn phủ gầm này chưa cao. Vậy nên, bạn nên sơn phủ gầm ô tô khi:
- Ô tô mới mua: Theo các chuyên gia, phủ gầm xe hơi hiệu quả nhất là khi xe mới mua bởi phần gầm vẫn còn “zin” chưa bị hao mòn, hư hại, gỉ sét gì…Hơn nữa, quy trình sơn gầm xe ô tô sẽ đơn giản hơn, nhanh chóng, không cần qua bước tẩy gỉ sét. Mặt khác, khả năng liên kết giữa các lớp sơn phủ với lớp sơn “zin” của xe được bền nhất.
- Ô tô có dấu hiệu rỉ sét: Với ô tô qua nhiều năm sử dụng khi gầm xuất hiện các dấu hiệu gỉ sét, bạn cần đi tẩy vết gỉ và xịt phủ gầm gia cố bảo vệ ngay. Bởi việc xuất hiện gỉ cho thấy lớp sơn gầm “zin” theo xe đã có dấu hiệu xuống cấp. Nếu không tẩy gỉ, lâu ngày vết gỉ sẽ càng lan rộng, ảnh hưởng đến các chi tiết dưới gầm cũng như kết cấu toàn bộ khung gầm.
Sơn phủ gầm loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn phủ gầm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Để giúp khách hàng giải đáp những băn khoăn khi không biết chọn cho mình sơn phủ gầm loại nào tốt nhất, chúng tôi gợi ý cho bạn một số sản phẩm ấn tượng, chất lượng đảm bảo và đang được nhiều người ưa chuộng dưới đây:
1. Sơn phủ gầm Liqui Moly
- Xuất xứ: Đức
- Thành phần: Gốc nhựa tổng hợp
- Màu: Đen, xám
- Ưu điểm: Nhanh khô, khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt và chống ồn hiệu quả.
2. Sơn phủ gầm Wurth
- Xuất xứ: Đức
- Thành phần: Gốc nhựa – cao su
- Màu: Đen
- Ưu điểm: Chống rung động, giảm tiếng ồn, có thể phủ kín – kết dính mạnh. Hơn nữa còn không chứa thành phần methanol, toluene, xylene…
3. Sơn phủ gầm Forch
- Xuất xứ: Đức
- Thành phần: Gốc nhựa – cao su tổng hợp
- Màu: Đen, xám
- Ưu điểm: Tiêu âm, giảm tiếng ồn hiệu quả. Có khả năng chịu mài mòn tốt, đàn hồi cao hơn nữa còn khô nhanh.
4. Sơn phủ gầm Vaber Tex
- Xuất xứ: Ý
- Thành phần: Cao su và PVC
- Màu: Đen, xám, trắng
- Ưu điểm: Mang lại khả năng tiêu âm tốt. Đảm bảo an toàn sức khỏe. Hơn nữa còn có khả năng chống cháy.
5. Sơn phủ gầm 3M
- Xuất xứ: Mỹ
- Thành phần: Vật liệu Alkyd Polymer
- Màu: Đen, xám, trắng
- Ưu điểm: Có đàn hồi tốt, giảm va đập và giảm tiếng ồn tiếng ồn hiệu quả. Khô nhanh.
Quy trình sơn phủ gầm xe ô tô
Mỗi cơ sở, trung tâm chăm sóc – làm đẹp ô tô thường sẽ có các quy trình sơn phủ gầm riêng. Tuy nhiên đa phần quy trình xịt phủ ô tô đều bao gồm các công đoạn:
- Bước 1: Tháo các chi tiết không sơn phủ
- Bước 2: Vệ sinh gầm xe và hốc bánh xe: Vệ sinh bằng nước, dung dịch tẩy chuyên dụng…
- Bước 3: Kiểm tra, tẩy vết gỉ sét
- Bước 3: Che chắn các khu vực không sơn phủ
- Bước 4: Tiến hành xịt sơn phủ gầm và hốc bánh xe
- Bước 5: Làm khô sơn bằng đèn sấy khô nhiệt (đèn hồng ngoại)
- Bước 6: Tiến hành phủ thêm lớp tiếp theo (nếu có)
- Bước 6: Làm khô lớp sơn cuối cùng, lắp lại các chi tiết đã tháo, mở keo – nilon dán, vệ sinh lại xe
Giá sơn phủ gầm xe ô tô trên thị trường hiện nay khá đa dạng, trung bình trên thị trường cho xe 5 chỗ là 2.5-3 triệu/chiếc. Giá phủ gầm cho xe 7 chỗ khoảng 3.5 – 5 triệu. Ngoài ra, giá phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm phủ gầm, diện tích bề mặt gầm của xe, chất lượng dịch vụ của garage,…
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc cần giải đáp về sơn phủ gầm hoặc thi công sơn vui lòng liên hệ hotline 0918567447 để được tư vấn miễn phí. Chúc bạn thành công!