So sánh sơn nước và sơn dầu ? Nên chọn sơn gốc nước hay gốc dầu ?

    1. 1,627

    Xác định loại sơn nào phù hợp nhất là một bước quan trọng để hoàn thành tốt việc thi công sơn. Bài viết này Muabanson.vn sẽ giúp bạn phân tích so sánh sơn nước và sơn dầu, điểm khác biệt giữa hai loại sơn nay đồng thời giúp bạn xác định loại sơn phủ hiện tại mà gia đình bạn đang sử dụng.

    So sánh sơn nước và sơn dầu, ưu nhược điểm từng loại

    Khi đề cập đến sơn dầu và sơn nước, thực ra là đang nói đến loại dung môi được sử dụng trong sơn, là thành phần lỏng của sơn bay hơi khi sơn khô.

    Sơn gốc dầu sử dụng dung môi hữu cơ trong thành phần của sơn, thường là nhựa thông khoáng.  Còn với sơn nước, dung môi được sử dụng trong sơn nước (còn được gọi là sơn acrylic) có thành phần chủ yếu là nước.

    Dưới đây là 5 đặc điểm phân biệt giữa sơn dầu và sơn nước:

    So sánh về độ sáng bóng của sơn nước và sơn dầu

    Ưu điểm của sơn gốc dầu là có thể đạt được độ bóng sáng cao hơn khi thi công do lớp sơn phủ. Tuy nhiên, độ bóng sáng sẽ trở nên xỉn màu hơn theo thời gian. Trong khi đó,  sơn gốc nước đạt được độ sáng bóng thấp hơn nhưng khả năng duy trì độ sáng bóng trong thời gian dài hơn.

    So sánh về độ bền của sơn dầu và sơn nước

    Sơn gốc dầu thường khô cứng hơn, mang lại khả năng chống mài mòn tuyệt vời. Tuy nhiên sơn dầu có nhiều khả năng bị nứt, trở nên khô, giòn và phấn sau thời gian dài sử dụng. Thậm chí là bị ố vàng theo thời gian.

    Ngày nay, nhiều loại sơn nước đã được phát triển có hiệu quả chống lại sự hư hỏng và hao mòn. So sánh sơn nước và sơn dầu, sơn gốc nước có tính linh hoạt cao hơn, có nghĩa là chúng có thể giãn nở và co lại với các điều kiện thời tiết nên sơn cũng sẽ ít bị nứt hơn.

    son dau va son nuoc

    Phân biệt sơn dầu và sơn nước

    So sánh về điều kiện bên ngoài của sơn dầu và sơn nước

    Sơn gốc nước hoạt động hiệu quả trong các môi trường ngoại thất. Điều này là do sơn gốc nước có khả năng chống lại tia UV cao hơn nhiều, cho phép chúng giữ được độ sáng và màu sắc trong thời gian dài. Tính linh hoạt trong lớp sơn có nghĩa là sơn có thể di chuyển theo bề mặt khi sử dụng và co lại trong các điều kiện thời tiết khác nhau. Nên sơn gốc nước rất phù hợp cho thi công sơn ngoại thất.

    Sơn gốc dầu không hoạt động tốt trong điều kiện bên ngoài vì nó dễ bị phân hủy dưới tia UV và phát triển bề mặt có phấn. Sơn gốc dầu cũng có tính linh hoạt khá kém, không có khả năng giãn nở và co lại với bề mặt trong các điều kiện thời tiết khác nhau, làm cho dễ xảy ra nứt.

    So sánh sơn dầu và sơn nước về độ an toàn với sức khỏe

    Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (hay VOC) là một dung môi hữu cơ ở dạng hơi. VOC là hơi và khí được giải phóng khi dung môi hữu cơ bay hơi vào không khí trong quá trình làm khô sơn.

    Dung môi hữu cơ thường được tạo thành từ các chất hóa dầu và thực vật, thải hơi vào khí quyển khi nó bay hơi. Hơi này có mùi nặng (mùi sơn), dễ cháy và có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Tiếp xúc nhiều với các VOC này có thể gây đau đầu, kích ứng da và buồn nôn cho một số người.  Đó là lý do tại sao phải đảm bảo có hệ thống thông gió và luồng không khí tốt khi sơn bằng sơn dầu.

    Sơn gốc dầu có chứa thành phần dung môi hữu cơ. Còn sơn gốc nước có dung môi chủ yếu được tạo thành từ nước nên so sánh sơn nước và sơn dầu, sơn nước thải ít VOC vào không khí hơn. Vậy nên nó được coi là tốt hơn cho môi trường và sức khỏe con người.

    So sánh sơn nước và sơn dầu về quá trình thi công sơn

    Thời gian thi công sơn

    Sơn gốc dầu thường thi công chậm hơn sơn nước, vì sơn có cảm giác dính và dày hơn. Trong quá trình sơn, sơn gốc dầu thường phát thải VOC tạo ra “mùi sơn mới” nồng nặc. Vì sơn gốc nước chứa ít VOCs hơn đáng kể nên mùi sau khi sơn không nồng như sơn dầu.

    Điều kiện thời tiết khi sơn

    Sơn gốc nước không cho chất lượng thi công tốt khi thi công sơn trong điều kiện thời tiết bất lợi. Nhiệt độ và độ ẩm thấp có thể kéo dài thời gian sấy. Nhiệt độ cao thì sẽ làm sơn khô quá nhanh. Sơn nước có thời gian khô, quá nhanh hoặc quá chậm có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của sơn và kết quả hoàn thiện.

    Sơn gốc dầu chấp nhận được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Do đó, độ ẩm và nhiệt độ khắc nghiệt không có tác động lớn đến thi công và thời gian khô của sơn dầu.

    Điều kiện bề mặt thi công sơn

    Sơn gốc nước có thể chịu được độ ẩm nhỏ trên bề mặt trước khi thi công vì sơn có thể hút ẩm. Điều này có thể làm  sơn mỏng đi một chút nhưng sẽ không ảnh hưởng đến khả năng kết dính của sơn với bề mặt.

    Sơn gốc dầu không có khả năng tạo liên kết vững chắc. do đó, bất kỳ loại sơn gốc dầu đều phải được thi công trên bề mặt khô hoàn toàn.

    So sánh sơn nước và sơn dầu về thời gian khô sơn:

    • Sơn dầu: Khoảng từ 6 – 8 giờ, 16 – 20 giờ để sơn lớp tiếp theo và mất 2 -3 ngày để khô hoàn toàn.
    • Sơn nước: Khoảng từ 30 – 60 phút, 2 – 3 giờ để sơn lớp tiếp theo và mất 1 tuần để khô hoàn toàn.

    Làm sạch sau thi công sơn

    Sơn gốc nước dễ lau chùi hơn nhiều do dung môi chủ yếu là nước, chổi và các phụ kiện sơn thường có thể làm sạch bằng nước. Sơn gốc dầu yêu cầu phải sử dụng bột hoặc chất pha loãng đặc biệt khác trong quá trình làm sạch.

    Một số sản phẩm sơn nước tốt nhất hiện nay

    Thị trường sơn hiện nay tại TP HCM, cụ thể là Việt Nam có sự phận hoá khá đa dạng về thương hiệu sơn và chủng loại sơn với nhiều sản phẩm sơn đáp ứng tối đa hoá nhu cầu của người dân. Trong đó top 10 hãng sơn nổi tiếng và chất lượng tốt nhất gồm:

    1. Sơn Dulux
    2. Sơn Jotun
    3. Sơn Nippon
    4. Sơn Kova
    5. Sơn Mykolor, sơn OExpo, sơn Expo, sơn Spec, sơn Boss
    6. Sơn Toa
    7. Sơn Seamaster
    8. Sơn TIONE
    9. Sơn Tison
    10. Sơn Donasa

    Sơn nước trong nhà Dulux

    Sáng tạo màu sắc trong không gian sống của gia đình với màu sơn tường đẹp nhất từ sơn Dulux. Hãy chọn màu sơn đẹp, phù hợp với ngồi nhà cho gia định bạn

    sơn nước nội thất Dulux EasyClean chống bám bẩn

    sơn nước nội thất Dulux EasyClean chống bám bẩn

    Sơn nước nội thất Expo

    Đây là hãng sơn khá quen thuộc với người tiêu dùng. Bởi sơn Expo là thương hiệu nhà sản xuất sơn vô cùng nổi tiếng và được rất nhiều công trình nhỏ lớn tin tưởng sử dụng.

    Sơn nước nội thất Expo Satin 6 trong 1

    Sơn nước nội thất Expo Satin 6 trong 1

    Sơn nước ngoài trời Maxilite

    Sơn nước ngoại thất Maxilite là loại sơn nước ngoài trời chất lượng tốt nhất, lâu phai màu, chống bong tróc hiệu quả. Ngoài ra, một số sản phẩm của Maxilite còn có phủ cao, khả năng chống rêu móc tốt.

    Sơn nước ngoại thất Dulux Maxilite Tough bề mặt mờ

    Sơn nước ngoại thất Dulux Maxilite Tough bề mặt mờ

    Sơn nước ngoại thất Kova

    Sơn Kova được nghiên cứu và sản xuất dựa trên khí hậu của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, từng khu vực nên chúng đáp ứng được tối đa hoá những yêu cầu khách hàng và khí hậu tại khu vực sử dụng sơn. Sơn Kova được sản xuất dựa trên dây chuyền hiện đại của Mỹ và Việt Nam.

    Sơn nước ngoài trời Kova K-265 tốt nhất

    Sơn nước ngoài trời Kova K-265 tốt nhất

    Một vài sản phẩm sơn gốc dầu tốt nhất

    Loại sơn gốc dầu tốt nhất là loại sơn có màng sơn bám tốt, độ bóng, cứng và dẻo, độ che phủ cao. Sơn dầu gốc Alkyd có khả năng chịu được thời tiết tốt, nhanh khô và bền màu. Chúng được sử dụng hầu hết trên tất cả các bề mặt vật chất như gỗ, kim loại .v.v….

    Sơn dầu bạch tuyết Alkyd

    Dùng tốt trên kim loại, gỗ để bảo vệ bề mặt sắt thép và gỗ. Độ bám dính cao, màng sơn cứng, nhanh khô và bền màu …

    Sơn dầu Alkyd Bạch Tuyết mờ

    Sơn dầu Alkyd Bạch Tuyết mờ

    Sơn dầu toa

    Toa là hãng sơn khá nổi tiếng có nguồn gốc từ Thái Lan. Các sản phẩm của Toa được nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiến tiến để tạo ra những dòng sản phẩm chất lượng, phù hợp với khí hậu tại Việt Nam

    Sơn dầu Toa HomeCote

    Sơn dầu Toa HomeCote

    Sơn dầu galant

    Đây cũng là dòng sơn có nguồn gốc từ Thái Lan thuộc công ty URAIN Paint với sản phẩm sơn chất lượng cao lại kinh tế thích hợp cho nhiều công trình với điều kiện khí hậu khác nhau.

    Sơn dầu Galant Supper Gloss Enamel Trong Nhà và Ngoài Trời

    Sơn dầu Galant Supper Gloss Enamel Trong Nhà và Ngoài Trời

    Bảng màu sơn nước cập nhật mới nhất

    Hiện nay, các nhà sản xuất sơn nước đã tung ra nhiều bảng màu đa dạng từ đậm tới nhạt, phù hợp với nhiều phong cách từ cổ điển, sắc xanh thiên nhiên, các tone xám hiện đại, tone màu nhiệt đới…

    Tùy theo phong cách bạn muốn theo đuổi, màu tường cũ, hoặc đồ nội thất mà bạn có thể linh hoạt lựa chọn màu sắc phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Bạn có thể tham khảo bảng màu sơn nước hot hit dưới đây:

    so sanh son nuoc va son dau la gi

    Bàng màu sơn nước

    Bảng màu sơn dầu đẹp chất lượng

    Sơ với sơn nước, sơn dầu cũng không kém cạnh về độ đa dạng màu sắc. Tùy theo hãng sơn mà bảng màu có thể lên tới cả nghìn màu khác nhau với nhiều chủ đề từ ấm áp, hiện đại, rực rỡ… Phù hợp với từng loại không gian riêng. Đặc điểm lớn nhất của sơn dầu là cho độ bóng sáng đẹp mắt.

    Dưới đây là bảng màu sơn dầu đẹp được ưa chuộng để bạn tham khảo:

    Bảng màu sơn dầu 2022

    Bảng giá sơn nước và sơn dầu mới nhất

    Sơn nước lẫn sơn dầu đều có nhiều loại sơn khác nhau từ nội thất, ngoại thất, sơn các bề mặt chuyên dụng. Mỗi dòng lại có từng loại các đặc tính khác nhau như chống thấm, kháng kiềm, chống cháy. Trên thị trường cũng xuất hiện nhiều hãng sơn dầu, sơn nước chất lượng, phổ nhất là sơn Nippon, sơn Dulux, sơn Expo, sơn Kova…

    Tùy theo hãng, loại mà sẽ có từng giá sơn khác nhau. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các đại lý sơn để nhận báo giá chi tiết mới nhất kèm theo tư vấn loại sơn phù hợp với nhu cầu và túi tiền nhé !

    Tóm lại, nên chọn sơn gốc dầu hay sơn gốc nước?

    So sánh sơn nước và sơn dầu, chắc chắn sơn nước có nhiều ưu điểm hơn. Bao gồm tính linh hoạt cao, khả năng chống mài mòn tốt, bền màu theo thời gian, dễ thi công và an toàn hơn với sức khỏe con người. Do vậy nhìn chung sơn gốc nước được đánh giá cao hơn và ưu tiên sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên tùy theo nhu cầu và trường hợp thi công mà sẽ chọn lựa sơn gốc nước hay gốc dầu cho phù hợp.

    Khi nào nên sử dụng sơn gốc dầu?

    Sơn gốc dầu khá bền và có thể chịu được tiếp xúc thường xuyên. Loại sơn này lý tưởng cho các đường gờ và đồ trang trí. Và bởi vì nhựa của sơn gốc dầu tạo ra một lớp phủ cứng không thoáng khí, nó chống lại các vết bẩn và rỉ sét theo thời gian. Trong trường muốn tạo điểm nhấn hay độ bóng cho công trình thì có thể sử dụng sơn gốc dầu.

    Khi nào nên sử dụng sơn gốc nước?

    Sơn gốc nước phổ biến có thể sử dụng cho nhiều loại công trình. Đặc biệt là tường bên ngoài phải tiếp xúc nhiều với thời tiết và các loại tường chịu nhiều ẩm như tường nhà bếp, nhà tắm hoặc khi cần nâng cao chất lượng công trình. Sơn gốc nước có thể thay thế cho sơn gốc dầu.

    sơn gốc nước và sơn gốc dầu

    Chọn sơn nước cho thi công ngoại thất

    Địa chỉ mua sơn nước và sơn dầu uy tín ở TP HCM?

    Tin tưởng rằng sau khi đọc phân tích so sánh sơn nước và sơn dầu bên trên bạn đã có thể biết đâu là loại sơn phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên bạn đã tìm kiếm được địa điểm để mua sơn gốc nước, sơn gốc dầu uy tín ở đâu chưa?

    Công ty TNHH MUA BÁN SƠN là một trong những đại lý phân phối sơn lớn nhất ở TP HCM. MUA BÁN SƠN chuyên cung cấp sơn chính hãng giá rẻ, chất lượng chuẩn nhà máy 100%. Tại đây, có nhận phân phối sỉ lẻ sơn nước và sơn dầu, sơn bóng, sơn chống rỉ… đầy đủ các hãng như Expo, Nippon, Kova, Jotun…

    Tất cả các sản phẩm sơn ở MUA BÁN SƠN đều có đầy đủ giấy tờ chứng nhận kiểm định chất lượng. Đội ngũ tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng giới thiệu và tư vấn cho bạn loại sơn phù hợp. Đặc biệt là giá thành ưu đãi và chiết khấu cực kỳ cao nếu mua số lượng lớn.

    Tổng kết

    Khi so sánh sơn nước và sơn dầu, dễ dàng nhận thấy sơn nước có nhiều ưu điểm và được ưa chuộng hơn. Quý khách hàng có nhu cầu mua sơn đừng quên gọi ngay vào tổng đài 0918567447 của MUA BÁN SƠN để nhận báo giá liền tay. Hoặc quý khách hàng có liên hệ với chúng tôi qua:

    Địa chỉ: 135 Bùi Quang Là, P.15, Q.Gò Vấp, TP HCM.

    Email: mai.maithienphuc@gmail.com

    MUA BÁN SƠN – Chất lượng làm nên uy tín thương hiệu!

    Thông tin liên quan