Cách chống thấm nhà hiệu quả, đơn giản, tiết kiệm chi phí

    1. 1,933

    Để giữ được tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của công trình thì khi thi công xây dựng không thể bỏ qua giai đoạn chống thấm. Việc chống thấm cho nhà ở là vô cùng quan trọng, bởi không chỉ những ngôi nhà cũ đã xuống cấp mà ngay cả những căn nhà mới xây dựng cũng khó tránh khỏi việc tường nhà bị thấm nước, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt gia chủ cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Vậy cách chống thấm nhà như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc? Tham khảo ngay bài viết dưới đây giúp bạn có thêm kiến thức về chống thấm cho nhà ở cũng như giải đáp về vấn đề này nhé!

    Tại sao cần chống thấm nhà?

    Dù nhà mới hay nhà cũ đều có nguy cơ bị thấm nước trong ngày mưa. Đặc biệt là tường nhà có nguy cơ ẩm mốc cao và gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Thấm dột chính là lý do hàng đầu khiến chất lượng nhà ở bị xuống cấp nhanh chóng. Nước mưa thấm tường và ăn mòn các mao mạch khiến tường bị oxi hóa và phá vỡ cấu trúc. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn nên thực hiện ngay các biện pháp chống thấm cho nhà ở để chuẩn bị cho mùa mưa sắp tới. Ngoài ra, bạn nên thi công chống thấm nhà kịp thời bởi một số lý do sau:

    – Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm giữa các mùa là rất lớn, đặc biệt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà những năm gần đây các thay đổi này diễn ra ngày càng thất thường và khắc nghiệt. chính sự chênh lệch và biến đổi thất thường đó đã tác động rất lớn tới quá trình co ngót, giãn nở của bê tông dẫn tới sự xuất hiện của các vết nứt phá trên bề mặt và sàn bê tông.

    – Thứ hai, bất kỳ công trình nào sau khi xây dựng cũng phải chịu tác động sụt lún, sự sụt lún tại mỗi kết cấu công trình là không giống nhau, chính sự khác biệt này là nguyên nhân dẫn tới các vết nứt phá của bê tông làm nguồn gốc cho quá trình thấm dột.

    – Thứ ba, các hạng mục cấp và thoát nước của ngôi nhà, đặc biệt là các điểm đầu nối, các điểm đầu vòi, hố thoát cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ thấm nước.

    – Thứ tư, các loại vật liệu xây dựng thông thường (cát , đá, gạch…) đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm….

    Cách chống thấm nhà mới xây

    Giai đoạn chống thấm tốt nhất cho công trình chính là lúc mới vừa bắt đầu xây dựng đối với công trình mới. Và vào giai đoạn mới bắt đầu sửa chữa đối với công trình đã qua sử dụng. Công dụng của việc chống thấm giúp mang lại vẻ đẹp hoàn hảo cho nội thất, kiến trúc, màu sơn,…vừa giúp tăng độ bám của kết cấu công trình. Mặt khác, chống thấm nhà mới xây giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí sửa chữa về sau do thấm nước gây ra hư hỏng. Bỏ thêm khoản chi phí nhỏ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền của về sau.

    Những vị trí cần chống thấm cho nhà mới xây như:

    • Chân tường
    • Vị trí tường gần cửa
    • Chống thấm tường nhà bên trong
    • Chống thấm tường bên ngoài
    • Chống thấm tường nhà liền kề
    • Tường nhà vệ sinh bạn cần hết sức chú ý
    • Các mép tường gần cổ ống.

    Quy trình chống thấm cho nhà ở mới xây như sau:

    Bước 1: Dùng bột trét tường phủ kín bề mặt của nơi cần chống thấm.

    Bước 2: Làm phẳng và láng bề mặt tường.

    Bước 3: Dùng dụng cụ chuyên dùng phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm tường nhà sau đó đợi sơn khô lại.

    Cách chống thấm nhà lâu năm, bị dột

    Không theo như cách chống thấm cho nhà mới xây, đa số chúng ta thường chống thấm khi xuất hiện các vết nứt, thấm dột tại tường nhà, gỗ, máng xối, sân thượng, mái nhà bê tông,…

    Đối với những bức tường bị thấm ở nhà cũ xuống cấp, đầu tiên:

    Bước 1: Bạn phải cạo sạch lớp sơn bị bong tróc của tường. Sau đó vệ sinh sạch những chỗ bị thấm, thường sẽ có lớp rong rêu bao phủ.

    Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn.

    Bước 3: Dùng hồ vữa trám những vết hở này lại với tường nội thất. Và dùng bột chuyên dụng dành cho tường ngoại thất.

    Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm. Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm. Với điều kiện bề mặt sơn cần được sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%. Bước này được thực hiện khi bạn đã làm sạch tường cũ. Nếu không thì lớp sơn mới sẽ không đảm bảo chất lượng.

    Cách chống thấm nhà bằng những vật liệu gì tốt nhất?

    Vật liệu chống thấm là loại chất giúp ngăn chặn nước xâm nhập thấm qua vật dụng nào đó bằng cách phủ lên trên vật dụng cần chống thấm một lớp màng bảo vệ. Thông thường, vật liệu chống thấm có 2 loại chính:

    Sơn chống thấm: Là loại sơn dùng để thi công trên tường, sân thượng, sàn. Sơn chống thấm thi công bên ngoài bề mặt nơi mà tiếp xúc trực tiếp với nước. Có nhiều loại sơn chống thấm với nhiều màu săc khác nhau giúp bạn vừa chọn được loại sơn chống thấm tốt mà còn mang tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Một số loại sơn chống thấm được sử dụng phổ biến hiện nay như: Sơn chống thấm Kova, chống thấm Sika, chống thấm Joton, chống thấm Mykolor, chống thấm Dulux, chống thấm KCC, chống thấm Toa, chống thấm Spec,…

    Hóa chất chống thấm: thường được dùng để xử lý những lỗi, sự cố của kết cấu như vỡ nứt chân tường, cổ trần, nứt tường, nứt móng, nứt giữa 2 khe tiếp giáp,…Một số hóa chất chống thấm được sử dụng phổ biến hiện nay như: Hóa chất chống thấm dạng lỏng Water Seal DPC; RS-3000; RS – 2000; chống thấm TOPFLEX – 1,…

    Trên đây là một số hướng dẫn cách chống thấm nhà mới, nhà cũ hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn trên để ngăn chặn và xử lý triệt để hiện tượng tường bị thấm nước của gia đình mình. Ngoài những kỹ thuật và lưu ý MUA BÁN SƠN đã chia sẻ ở trên thì việc lựa chọn sản phẩm chống thấm cũng rất quan trọng. Sử dụng sản phẩm chất lượng sẽ đảm bảo được độ bền vững và tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau. Để có thể tìm kiếm vật liệu chống thấm chính hãng, giá rẻ hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chúc bạn thành công!

    Thông tin liên quan