Quy trình thi công sơn dầu, dẻo nhiệt, nội thất

    1. 2,402

    Lựa chọn được sản phẩm sơn chính hãng, chất lượng, giá tốt bảo hành uy tín mà không biết cách sử dụng thì vẫn không thể đảm bảo phát huy được hiệu quả của sản phẩm đó. Vì vậy trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu quy trình thi công sơn dầu, sơn dẻo nhiệt, sơn Dulux, sơn gai, sơn Kova, sơn nội thất … đơn giản, hiệu quả và chất lượng nhất. 

    Quy trình thi công sơn dầu

    Quy trình thi công sơn dầu gồm có 3 bước, các bạn có thể tham khảo cụ thể dưới đây để vận dụng thi công cho công trình của mình. 

    Bước 1: Làm sạch và để khô bề mặt t mới hoặc cũ

    Bề mặt thi công sơn dầu có thể là tường mới nhưng cũng có thể là tường cũ. Vì vậy muốn thực hiện quy trình thi công sơn dầu nhất định bạn phải tiến hành xử lý bề mặt trước. Bề mặt sạch, đảm bảo kỹ thuật, độ ẩm thích hợp thì mới có thể tiến hành sang các bước tiếp theo. 

    Bước 2: Thi công sơn dầu lăn 1 hoặc 2 lớp

    Quy trình thi công sơn dầu cho tường ở bước thứ hai là tiến hành lăn 1 hoặc 2 lớp sơn phủ màu sắc. Sau khi đã xử lý xong bề mặt, độ bám dính của sơn phủ sẽ đảm bảo hơn. Vì thế khi thi công mọi chuyện cũng diễn ra dễ dàng nhanh chóng. Bạn thi công lớp đầu tiên, đợi bề mặt khô thì mới tiến hành thi công tiếp lớp thứ 2.

    Bước 3: Dậm vá những chổ bị bong, bị nhô, bị gồ

    Dặm vá những lỗ chưa tốt để kết thúc quy trình thi công sơn dầu.
    kỹ thuật và quy trình thi công sơn

    Quy trình thi công sơn dẻo nhiệt

    Quy trình thi công sơn dẻo nhiệt có những bước nào? Nó bao gồm bốn bước dưới đây:

    Bước 1: Chuẩn bị bề mặt đảm bảo bề mặt trước khi thực hiện

    Thi công sơn dẻo nhiệt là yêu cầu đầu tiên bạn cần thực hiện. Trong quy trình thi công sơn dẻo nhiệt đây là bước quan trọng không kém phần thi công, để đảm bảo bề mặt trước khi thi công được chuẩn bị sạch sẽ, đã định vị tim, lề đường, đặt biển báo tín hiệu, căng dây làm cự ly cho xe sơn đi… 

    Bước 2: Chuẩn bị lắn sơn lót

    Thi công sơn lót là công đoạn thứ 2 trong quy trình thi công sơn dẻo nhiệt tiếp theo các bạn cần phải thực hiện. Dùng con lăn nhúng vào thùng sơn lót, sau đó tiến hành lăn thật đều xuống mặt đường nơi chuẩn bị sơn vạch kẻ đường. Sau đó đợi cho lớp sơn lót khô mới bắt đầu thi công sơn dẻo nhiệt.

    Bước 3: Nấu sơn và tiến hành thi công sơn dẻo nhiệt.

    Để tiếp tục quy trình thi công sơn dẻo nhiệt, các bạn phải thực hiện nấu sơn trước sau đó rồi mới bắt đầu thi công. Trong công đoạn nấu sơn, để tránh biến màu sơn và xuất hiện hiện tượng phồng rộp, nên từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu, tiếp đến cho máy khuấy hoạt động cho đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000C thì cho dần các bao sơn khác vào đến đầy nồi thì dừng lại. Giảm lửa chuẩn bị rót sang xe thi công.

    Quy trình thi công sơn dẻo nhiệt ở công đoạn bắt đầu rải sơn, yêu cầu nhiệt độ trong nồi nấu phải là từ 1800C – 2100C. Sơn rót xuống xe nhiệt độ còn lại 1700C – 1900C. Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp, bong tróc, hay là bị vón cục…. Xe sơn vẫn phải đốt nóng để duy trì nhiệt độ ổn định.

    Bước 4: Tạo độ phản quang bề mặt sơn kẻ vạch

    Sau khi đã thực hiện ba bước trong quy trình thi công sơn dẻo nhiệt kể trên thì chúng ta tạo phản quang cho bề mặt sơn vạch đường là hoàn tất.

    Quy trình thi công sơn Dulux, sơn Kova

    Dulux và Kova hiện nay đều là những thương hiệu sơn đang rất được người dùng yêu thích và lựa chọn hiện nay. Nếu bạn quan tâm quy trình thi công sơn Duluxquy trình thi công sơn Kova thì hãy tìm hiểu ba bước cụ thể dưới đây. Quy trình thi công sơn Kovaquy trình thi công sơn Dulux gần như nhau, vì thế bạn có thể thực hiện 1 quy trình cho cả hai hãng sơn này.

    Bước 1: Xử lý bề mặt trước khi thi công sơn

    Quy trình thi công sơn Kovaquy trình thi công sơn Dulux đều bắt đầu từ bước đầu tiên là xử lý bề mặt. Bề mặt tường muốn tiến hành thi công sơn phải đảm bảo sạch sẽ, được xử lý rong rêu, nấm mốc, chống thấm và kháng kiềm…. Bề mặt thi công sơn phải đảm bảo độ ẩm >16%, khô thoáng, sạch sẽ, không bụi bẩn, dầu mỡ, hay bám tạp chất…

    Bước 2: Thì công sơn lót

    Sau khi đã xử lý xong bề mặt tường, các bạn tiếp tục quy trình thi công sơn Dulux quy trình thi công sơn Kova bằng việc thi công sơn lót chuyên dụng phù hợp. Đặc biệt đối với tường mới, cũ thi công sơn lót đều quan trọng như nhau, tạo ra sợi dây liên kết để tăng độ bám dính cho lớp sơn hoàn thiện sau cùng. Quy trình thi công sơn Kova, quy trình thi công sơn Dulux ở bước này nên dùng loại sơn lót có khả năng kháng kiềm, chống thấm, kháng bụi bẩn, màng sơn bền bỉ…. Như vậy sẽ tốt hơn.

    Bước 3: Thì công sơn phủ

    Quy trình thi công sơn Kova, quy trình thi công sơn Dulux kết thúc bằng việc bạn thi công 2 lớp sơn phủ hoàn thiện cho công trình. Lớp 1 cách lớp 2 ít nhất 2 tiếng. Như vậy mới đảm bảo bề mặt tường khô để thi công lớp sơn phủ thứ hai.
    sơn gai

    Quy trình thi công sơn gai

    Quy trình thi công sơn gai cũng bắt đầu từ việc bạn vệ sinh bề mặt tường sạch sẽ, khô thoáng, không dầu mỡ bám bụi hay rong rêu, nấm mốc….  Tiếp đến, thực hiện quy trình thi công sơn gai bằng việc trét lớp sơn lên bề mặt thi công để đảm bảo độ bám dính cho công trình. Ngay lúc này, khi sơn còn đang ướt các bạn dùng rulo chuyên dụng để tạo gai cho lớp sơn vừa thi công, mức độ gai to hay nhỏ hoàn toàn tuỳ thuộc vào sở thích và cách mà bạn thi công cũng như mong muốn của chủ nhà. Ở bước này, quy trình thi công sơn gai thể hiện sự khác biệt so với những dòng sơn thông thường khác.

    Chờ sơn khô trong vòng 24 giờ các bạn  tiến hành dùng chổi cọ hoặc máy phun gai phủ tiếp 1 hay 2 lớp sơn lên bề mặt ngoài cùng của bức tường, có tác dụng bảo vệ, chống thấm, chống các tác nhân bụi bẩn, tạo độ bóng đẹp cho lớp sơn hoàn thiện. Kết thúc quy trình thi công sơn gai đơn giản hiệu quả. 

    Quy trình thi công sơn nội thất

    Quy trình thi công sơn nội thất cũng tương tự như các bước trong quy trình thi công sơn thông thường hiện nay. Cụ thể là ba bước như sau:

    Bước 1:Xử lý bề mặt thi công, bảo đảm bề mặt phải bằng phẳng

    Xử lý bề mặt thi công đảm bảo bề mặt tường nội thất bằng phẳng, không bị rêu mốc, ẩm thấp, nấm mốc, loang lổ… bề mặt phải sạch bụi, sạch dầu mỡ, bụi, mạng nhện… Bắt đầu trét bột bả, bột trét tường. Nếu như bạn thấy có lỗ hổng, khe nứt lớn trên tường thì phải xử lý thêm lần nữa. Trà nhám để cho bề mặt được bằng phẳng. Sau đó tiến hành các bước trong quy trình thi công sơn nội thất tiếp theo.

    Bước 2: Thi công sơn lót

    Thi công sơn lót để tạo lớp nền cho sơn phủ. Quy trình thi công sơn nội thất ở bước này bạn nên lưu ý chọn loại sơn có khả năng chống thấm, kháng kiềm, kháng nấm mốc… để tăng độ bền cho công trình.

    Bước 3: Thi công sơn phủ để hoàn thiện bề mặt tường

    Quy trình thi công sơn nội thất kết thúc bằng việc bạn thi công 2 lớp sơn phủ hoàn thiện cho công trình. Lớp 1 cần phải khô hoàn toàn thì mới thi công tiếp lớp 2. Nếu thực hiện đúng quy trình thi công sơn nội thất này, đảm bảo công trình của bạn sẽ đẹp hoàn hảo và bền bỉ theo thời gian.

    Thông tin liên quan