Tóm tắt nội dung
Chống thấm bằng Sika là phương pháp phổ biến trong các công trình thi công chống thấm, hàn gắn vết rạn nứt ở các khe hở để tránh bị thấm nước. Ứng dụng Sika được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình khác nhau bởi những yếu tố như chất lượng, độ bền, dễ dàng sử dụng và thi công. Vậy chống thấm Sika có tốt không? Có độc hại không? Cách chống thấm bằng Sika như thế nào? Sử dụng vật liệu Sika nào tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn biết cách thi công chống thấm Sika hiệu quả. Mời bạn đọc tham khảo:
Chống thấm Sika có tốt không?
Sika là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Sĩ, sản phẩm chính là hóa chất trong xây dựng và công nghiệp, Sika thành lập xây dựng nhà máy đầu tiên tại Đồng Nai vào năm 1997 và đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai tại Bắc Ninh vào năm 2012. Sản phẩm Sika chống thấm gồm vật liệu gốc xi măng 1 thành phần và 2 thành phần, nhũ tương bitum, màng khò nóng và tự dính bitum, sơn nhũ tương acrylic, sơn polyurethane…
Hiện nay, vật liệu chống thấm Sika được phân phối trên các tỉnh thành phố, bạn có thể dễ dàng tìm mua và so sánh sản phẩm. Đây là vật liệu chống thấm có khả năng bám dính tốt, chống thấm cao, chống ẩm với đa dạng chủng loại, dễ sử dụng. Tuy nhiên mức giá Sika chống thấm cao hơn các hãng chống thấm khác nhưng Sika chống thấm vẫn khẳng định mình trên thị trường chống thấm Việt Nam và được người tiêu dùng, các dự án tin dùng. Sika có thể ứng dụng cho phạm vi rất rộng. Đó là:
- Chống thấm trần nhà bằng sika
- Xử lý chống thấm tầng hầm cao ốc bằng sika
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
- Chống thấm khe giáp giữa 2 nhà bằng sika
- Thi công chống thấm bể bơi, bể chứa nước ngầm bằng sika
- Và một số hoạt động sửa chữa chống thấm dột khác.
Ưu điểm:
- Khả năng thẩm thấu cực tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với chất liệu cần xử lý
- Lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ hàng chục năm
- Thi công dễ dàng, kể cả trên bề mặt không bằng phẳng, hay các góc cạnh
- Không phụ thuộc vào tay nghề thợ, không đòi hỏi thợ quá chuyên nghiệp
- Không kén chọn bề mặt cần chống thấm dột triệt để
Nhược điểm:
- Thi công chống thấm bằng Sika mất khá nhiều thời gian. Bởi vì công đoạn xử lý là phải chồng nhiều lớp. Khi chồng phải có thời gian chờ từng lớp khô, trung bình 1h/lớp.
- Bên cạnh đó, một số loại vật liệu Sika khả năng đàn hồi kém. Chúng dễ bị nứt vỡ nếu thi công trong thời tiết quá nắng.
Hướng dẫn thi công chống thấm bằng Sika từ A-Z
Ngoài việc lựa chọn vật liệu chống thấm Sika chất lượng thì quy trình thi công cũng là yếu tố then chốt quyết định độ bền và khả năng chống thấm dột. Nếu thi công sai kỹ thuật, làm qua loa có thể khiến bề mặt không được bao phủ kín lót chống thấm, dẫn đến tình trạng công trình hư hại nhanh chóng hơn. Do vậy để có được lớp chống thấm chất lượng tốt, bền với thời gian, cần tuân thủ quy trình chống thấm Sika như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Đầu tiên là công đoạn chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, máy móc, công cụ theo định lượng. Chúng ta sẽ chuẩn bị căn cứ theo:
- Diện tích bề mặt cần chống thấm dột
- Đặc tính kết cấu chất liệu bê tông
- Mức độ thấm dột đơn giản hay nghiêm trọng
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Thu dọn, tháo dỡ sạch các thiết bị, chướng ngại vật
- Bóc lớp vôi vữa bên ngoài đang bị ẩm mốc
- Mài sạch bụi bẩn, chỉ để trơ lại phần lõi bê tông
- Phun nước ẩm bề mặt
Bước 3: Tiến hành chống thấm bằng Sika
- Quét lớp phụ gia chống thấm làm làm lớp lót trên bề mặt bê tông
- Đợi lớp lót khô thì gia cố bằng lớp màng chống thấm.
- Sau khoảng 1h, lớp thứ nhất khô thì phủ tiếp lớp thứ 2. Trung bình sẽ cần 2 – 3 lớp.
Bước 4: Nghiệm thu hiệu quả chống thấm, hoàn thiện, bàn giao
Sau khi 2 lớp đều đã khô, thực hiện phun nước và ngâm khoảng 24h để xác định độ chống thấm. Nếu bề mặt còn thấm nước thì thực hiện lại bước 2, hoàn thiện lại lớp chống thấm đều trên toàn bộ bề mặt công trình.
Top 5 sản phẩm chống thấm Sika hiệu quả
Sika chống thấm loại nào tốt? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà người tiêu dùng nào cũng muốn đặt ra. Bởi vì trên thị trường sơn hiện nay, các hãng sơn cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm chất phụ gia chống thấm khác nhau. Do đó việc để các bạn chọn được sản phẩm chống thấm Sika tốt cho công trình của mình là điều không hề dễ dàng. Hãy tham khảo ngay một số vật liệu Sika chống thấm dưới đây, giúp bạn có lựa chọn phù hợp cho công trình của mình:
Sika Proof Membrane
Vật liệu này được sản xuất theo dạng màng lỏng ngăn thấm. Có độ đàn hồi cao, thi công đơn giả và khô nhanh. Sika Proof Membrane chuyên dùng để chống thấm cho sàn mái, ban công, tầng hầm,… Sản phẩm không mùi, không chứa dung môi để có thể yên tâm khi sử dụng.
Sika Topseal 107
Đây là cái tên đầu tiên trong danh sách vật liệu ngăn thấm Sika. Vữa chống thấm gốc xi măng Sika Topseal 107 được dùng cho bê tông và bề mặt vữa. Đặc biệt phù hợp với hạng mục như nhà vệ sinh.
Chỉ cần trộn đều hỗn hợp và sử dụng để sửa chữa, chống thấm cả bên trong và ngoài. Quý khách yên tâm bởi hiệu quả chống nước, không bị ăn mòn lại an toàn. Muốn biết lớp chống thấm Sika dày bao nhiêu là chuẩn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Sika Bituseal T120 SG
Bên cạnh các loại chất chống thấm Sika, khách hàng nên tham khảo các loại màng ngăn nước. Nổi bật là Bituseal T120 SG dạng tấm mỏng có thể uốn dẻo. Thi công bằng cách khó nóng và được ứng dụng để chống thấm cho tường, sàn mái, ban công hoặc tầng hầm.
Sika Multiseal
Sika Multiseal là băng keo tự dính gốc Bitum cải tiến từ gốc cao su phủ lớp phôi nhôm mỏng. Được dùng để dán chống thấm, trám kín, sửa chữa chống lại sự xâm nhập của nước và khí Sika Multiseal giúp ngăn chặn sự rò rỉ bên trong và bên ngoài các công trình nhà ở.
Có thể dùng Sika Multiseal để dán chồng lên lớp cũ để trám bít các khe hở giữa các vách tường, mái nhà sau đó có thể sơn màu lên. Trường hợp bề mặt dính bụi hoặc bị rỗng có lỗ nhỏ li ti, cần quét một lớp lót bitum với định lượng 250 g/m2.
Sika Bituseal
Sika BituSeal là bitum gốc atactic polypropylene nhựa đường cải tiến, dày 3mm có màu đen, dạng tấm mỏng một mặt rắc cát, một mặt phủ lớp polyethylene. Ưu điểm của Sika BituSeal là dễ thi công, có lực căng, lực xé tốt, khả năng uốn dẻo và chịu được sự thay đổi của thời tiết. Sika BituSeal đạt tiêu chuẩn chống thấm nước bề mặt tường, bê tông bằng phương pháp khò nóng theo tiêu chuẩn EN 13707, EN 13969.
Thi công chống thấm ngược bằng Sika phải được thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp. Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn mới đảm bảo chất lượng công trình. Tham khảo giá sản phẩm để đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính. Để biết giá sơn chống thấm ngược Kova, Sika, epoxy chống thấm hay bất cứ loại nào hãy liên hệ Công ty phân phối sơn MUA BÁN SƠN để được tư vấn và báo giá.
Trên đây là những thông tin chi tiết về chất chống thấm Sika cũng như quy trình thi công chống thấm bằng Sika hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hãy liên hệ Hotline 0918567447 để được tư vấn miễn phí.