1. Sơn dầu bóng epoxy 2 thành phần Bạch Tuyết

    2. NSX:
    3. Xuất Xứ:
    4. Liên hệ
      1. - Cập nhật:
      2. 3,386

    Công dụng của sơn dầu bóng epoxy Bạch Tuyết Dùng lót, chống thấm, bảo vệ các bề mặt sắt thép, gỗ, bê-tông, các công trình chịu đựng lâu dài ngoài trời. Sơn dầu bóng epoxy Bạch Tuyết chịu được các điều kiện khắc nghiệt trong công nghiệp. – Bám tốt, cứng và dẻo, chịu mài

    Công dụng của sơn dầu bóng epoxy Bạch Tuyết

    Dùng lót, chống thấm, bảo vệ các bề mặt sắt thép, gỗ, bê-tông, các công trình chịu đựng lâu dài ngoài trời.

    Sơn dầu bóng epoxy Bạch Tuyết chịu được các điều kiện khắc nghiệt trong công nghiệp.

    – Bám tốt, cứng và dẻo, chịu mài mòn.

    – Độ bền cao.

    – Chịu được thời tiết.

    Xử lý bề mặt: làm sạch và khô bề mặt, không để dính dầu mỡ, nước, bụi, các màng sơn cũ và các chất bẩn khác. Đối với bề mặt bêtông chưa khô cứng, còn hơi ẩm, không được sơn phủ để tránh hơi ẩm làm giảm hoặc mất độ bám của lớp sơn phủ.

    Chuẩn bị sơn dầu bóng epoxy nền

    • Khuấy đều epoxy nền trước khi sử dụng.
    • Cho từ từ chất đóng rắn vào epoxy nền và giữ đúng theo tỉ lệ pha trộn, khuấy đều.
    • Tránh dùng dư chất pha loãng.

    Phương pháp sơn :dụng cụ là súng phun, cọ quét, con lăn.

    Tỉ lệ pha trộn : Epoxy nền : chất đóng rắn = 2:1 theo thể tích

    Thời hạn sử dụng sau khi pha trộn : trong vòng 6 giờ ở  30oC

    Chất pha loãng : chất pha loãng epoxy của Sơn Bạch Tuyết.

    Tỉ lệ pha loãng sơn dầu bóng epoxy

    • Súng phun : 10% – 20% chất pha loãng.
    • Cọ quét, con lăn : có thể pha loãng sơn cho thích hợp, nhưng lượng chất pha loãng không quá 5% theo lượng sơn.

    Xử lý bề mặt trước khi sơn dầu bóng epoxy Bạch Tuyết

    › Tẩy sạch tất cả rỉ sét và các màng sơn cũ bằng bàn chải sắt, đĩa cước thép, giấy nhám mịn.

    › Tẩy sạch dầu, mỡ bằng xăng hoặc dung môi thích hợp. Quét sạch bụi bẩn.

    › Bảo đảm bề mặt cần sơn phải khô và sạch trước khi sơn phủ.

    Điều kiện thi công sơn dầu bóng epoxy Bạch Tuyết

    1. Độ ẩm tương đối < 75%

    2. Nhiệt độ bề mặt vật liệu cần sơn > 3°C so với điểm sương

    3. Nhiệt độ môi trường: 20 – 40ºC

    3. Phương pháp thi công: súng phun, cọ quét hoặc con lăn

    4. Xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn phủ: sạch và khô

    5. Chất pha loãng: Xylene hoặc Toluene

    Tỉ lệ pha loãng:

    • Súng phun : có thể pha loãng thêm 10 – 20 % chất pha loãng.

    • Cọ quét, con lăn : có thể pha loãng thêm nhưng không quá 10% chất pha loãng.

    Loại sơn 

    Thao tác

     

    Số lớpĐộ dày

    màng sơn khô

    Thời gian

    sơn lớp kế tiếp

       –   Xử lý bề mặt

    –   Kiểm tra các điều kiện thi công

    Sơn chống rỉ epoxySơn lót lớp 1140 µmTối thiểu 10  giờ
       –   Lau sạch, khô bề mặt lớp sơn lót

          bằng vải khô mềm

    –   Kiểm tra các điều kiện thi công

    Sơn phủ EpoxySơn phủ lớp 1140 µmTối thiểu 10  giờ
       –   Lau sạch, khô bề mặt lớp sơn phủ 1

          bằng vải khô mềm

    –   Kiểm tra các điều kiện thi công

    Sơn phủ EpoxySơn phủ lớp 2140 µm

    GHI CHÚ:

    •Mùa mưa để đảm bảo điều kiện thi công phải tiến hnh sơn nơi có mái che, khô thống. Tốt nhất là thi công khi trời nắng to.

    • Màng sơn trong suốt và sau quá trình thi công sơn epoxy cần giữ cho khô thoáng. Tránh nước, nước mưa, chất lỏng khác văng vào màng sơn, để tránh màng sơn bị rỗ, chậm khô bề mặt, màng sơn mềm, dễ bong tróc.

    Sản phẩm liên quan